Tản mạn về nghề làm Ngói đất sét nung

Ngành nghề vang bóng một thời từ làng nghề Cừa.

 Ngồi bệt dưới nền gạch, hướng ánh mắt xa xăm về những lò ngói sừng sững, ông Lê Văn Lương (58 tuổi) bày tỏ luyến tiếc về những ngày huy hoàng của làng ngói Cừa. Người đàn ông 24 năm gắn bó với nghề làm ngói nói rằng, ông rất nhớ nghề, nhớ cái mùi đất sét, mùi khói nồng nặc bốc lên từ những ngọn lò cao chót vót.

Cho đến thời điểm bây giờ, 200 lò ngói thủ công ở xã Nghĩa Hoàn đã phải dừng hoạt động, trong khi những lò sản xuất công nghệ cao “vẫn còn đang ở trên giấy”, cũng như nhiều người dân ở đây, ông Lương thất nghiệp. Để mưu sinh qua ngày, ông phải bươn chải đủ nghề. Những lúc rảnh rỗi, ông lại tìm ra những lò ngói cũ bỏ hoang. Nhiều khi chỉ là để ngắm nhìn, nhớ về những ngày còn nhộn nhịp kẻ mua, người bán, rồi lắc đầu thở dài…

Vang bóng một thời

Những ngày đầu sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Hoàng Quang Đán mang theo cậu con trai út từ quê nhà Hưng Yên rong ruổi khắp nhiều tỉnh tìm nơi lập nghiệp. Vốn liếng của cha con ông Đán lúc đó chỉ là tay nghề làm ngói Tây được tổ tiên truyền lại. Ở quê nhà đất chật, người đông, nguồn nguyên liệu ít, ông Đán đành phải đi tìm vùng đất mới. Năm 1976, ông Đán quyết định chọn làng Cừa, xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), làm nơi lập nghiệp.

“Sau khi đã rong ruổi nhiều nơi thì cụ quyết định chọn vùng đất này. Vì đặc điểm nguồn đất sét ở đây dồi dào, lại hội tụ đầy đủ yếu tố để làm nên những viên ngói đẹp và bền”, anh Hoàng Ngọc Bính (47 tuổi) kể. Anh Bính chính là cháu nội của người được coi như ông tổ nghề làm ngói ở làng Cừa. Cũng như nhiều con, cháu khác của ông Đán, anh Bính cũng theo chân cha, ông từ Hưng Yên vào Nghệ An rồi gắn bó với nghề làm ngói.

Theo anh Bính, lý do ông nội anh chọn Nghĩa Hoàn làm nơi lập nghiệp bởi ở đây được thiên nhiên ban tặng loại đất đặc biệt. Ở đây có nguồn đất sét dồi dào. Và đặc biệt là đất sét ở đây dẻo, có độ bền, nung lên thì rất đẹp. Không như làm gạch, để làm được viên ngói, đất phải đạt chất lượng về cả độ dẻo và tính thẩm mỹ.

Anh Bính kể rằng, nghề làm ngói Tây được tổ tiên của anh học từ người Pháp vào thế kỷ XIX. Ngày đó, các cụ thường bị người Pháp ép phải đi phu, đắp đê sông Hồng. Sau những ngày cực nhọc đó, các cụ may mắn học được công nghệ làm ngói từ người Pháp. Đó chính là loại ngói mà sau này người dân vẫn thường gọi với cái tên “ngói Tây”.

Sau khi lò ngói đầu tiên được dựng lên ở làng Cừa năm 1976, trong vòng vài năm sau đó, lần lượt các con trai ông Đán như Hoàng Quang Kiếm, Hoàng Quang Tần… cũng theo cha từ Bắc vào huyện trung du xứ Nghệ lập nghiệp bằng nghề này.

Thời gian đầu, công việc này cũng chỉ giúp bố con ông Đán mưu sinh qua ngày, thu nhập chẳng khấm khá hơn so với làm ruộng là bao. Mọi công đoạn làm ngói ngày đó đều làm bằng thủ công. Đất sét được đào lên, giẫm bằng chân cho nhão nhoét, rồi cắt khuôn cũng bằng kéo thủ công. Vì thế, số lượng sản phẩm làm ra cũng ít.

Nhưng theo ông Bính, nếu làm ra nhiều cũng chẳng biết bán cho ai. Bởi ngày đó, đời sống người dân ở Nghệ Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung vẫn còn rất khó khăn sau hàng chục năm bị chiến tranh tàn phá; nhà dân chủ yếu được lợp bằng mái tranh. Cũng chính vì thế, trong thập niên 80 của thế kỷ trước, ở xã Nghĩa Hoàn chỉ có những lò ngói do cha con ông Đán làm chủ.

Mãi đến những năm cuối của thập niên 80, sau khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, đời sống người dân dần được cải thiện. Kể từ đó, nhu cầu về ngói tăng cao, công việc của gia đình ông Đán cũng vì thế mà “ăn nên làm ra”. Thấy cha con người Bắc vào làm ngói có “của ăn, của để”, người dân địa phương mới bắt đầu đến học nghề.

Năm 1992, sau 16 năm ông Đán vào đây lập nghiệp, lò ngói đầu tiên của người dân Nghĩa Hoàn mới được dựng lên. Kể từ đó, người dân Nghĩa Hoàn gần như “chỉ sống nhờ ngói”. Thời kỳ huy hoàng, ở đây có đến gần 200 lò ngói với gần 130 hộ sản xuất, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Có năm, ở đây sản xuất đến gần 100 triệu viên ngói, đủ để sử dụng cho hàng chục nghìn ngôi nhà cấp 4. Trong kê khai thuế, lợi nhuận của nghề làm ngói ở đây có năm lên đến 120 tỷ đồng. Nhiều hộ có lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Những năm đó, ngói làng Cừa gần như độc quyền ở thị trường 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn được xuất khẩu qua Lào. Làng Cừa cũng chính là làng sản xuất ngói lớn nhất miền Trung.

Ông Nguyễn Đình Hưng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn kể rằng, giai đoạn thịnh vượng nhất bắt đầu từ năm 2006, khi ở đây được công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đồng thời với việc HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ gạch ngói Cừa ra đời.

“Giai đoạn đó, lần lượt những căn biệt thự đồ sộ được cất lên. Người dân thì đổ xô đi sắm ô tô. Tôi nhớ có lần kỷ niệm ngày thành lập HTX, đoàn xe ô tô hơn 70 chiếc của những chủ lò ngói nối đuôi nhau đi thị uy khắp huyện”, ông Hưng nhớ lại. Nhưng cũng chính những người đó, ít năm sau lại trở thành con nợ, có người thậm chí phải bán nhà đi làm thuê. Tất cả chỉ vì đấu đá nội bộ trong HTX.

Công nghệ máy móc, tự động hóa ra đời.

Ngần ấy năm sau sự sụp đổ của làng Ngói thủ công Cừa, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như các chính sách mở cửa, hội nhập công nghệ nước ngoài thì các dây chuyền máy móc hiện đại, các thương hiệu lớn, các nhà máy lớn dần được mở ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngói của người dân trong nước cũng như vươn ra xuất khâu ra các thị trường nước ngoài.

Công nhân bốc xếp ngói thủ công sau khi được tạo hình từ máy ép. Ảnh:Gốm Đất Việt

Các đơn vị hiện tại đều xây dựng các lò nung công suất lớn, công nghệ đốt điện đại, vừa đảm bảo chất lượng ngói, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Với khẩu hiệu “Tự hào đất sét nung Việt Nam”, lấy chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngói trong nước đã tạo lên thương hiệu vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thì các doanh nghiệp sản xuất Ngói cũng đã dần thay đổi phương pháp sang hướng tự động hóa, tự động hoàn toàn, nhằm giải quyết bài toán người lao động khi mà việc tuyển dụng người lao động vào các vị trí yêu cầu sức khỏe càng khó khăn, thiếu thốn công nhân bốc xếp.

Để bắt kịp nhu cầu của thị trường đó, Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Tiến Mạnh đã kịp thời tìm hiểu, nghiên cứu về các chuyên môn cho việc áp dụng tự động hóa vào sản xuất, giải quyết được vấn đề lao động nặng nhọc, cũng như nâng cao năng suất nhà máy. Bước đầu chuyển đổi bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, Cơ Khí Tiến Mạnh đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất Ngói tại Việt Nam từ vấn đề sản xuất máy móc trong nước thay vì nhập khẩu trước đây, cho đến công nghệ phối nguyên vật liệu, kỹ thuật nung sấy, lập trình vận hành tự động.

Một số công trình tiêu biểu như: nhà máy gạch Cầu Xây, Gạch Ngói Trí Yên, nhà máy Bình An, nhà máy Gạch Trường Sơn, nhà máy Gốm Mỹ Xuân, nhà máy Gạch Xuân Hòa…cũng như các dự án cải tạo, đại tu máy móc nhập khẩu nước ngoài trước đó để phù hợp hơn với nguồn nguyên liệu trong nước và cùng nhiều đơn vị khác đang triển khai sản xuất lắp đặt. Tất cả đều đang áp dụng công nghệ tự động hóa sản xuất.

             Toàn bộ công nhân bốc xếp đã được thay thế hoàn toàn bằng máy móc. Ảnh: Tiến Mạnh

Nhờ tiếng vang từ các công trình đã bàn giao, Tiến Mạnh ngày càng được nhiều đơn vị sản xuất Gạch Ngói tin tưởng lựa chọn thay vì phải nhập khẩu máy móc với chi phí đắt đỏ, bài toán thuê kỹ sư nước ngoài về chỉ dẫn vận hành cũng như khắc phục sự cố, bảo hành khó khăn trước đây. Giờ đây các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng máy móc dây chuyền, kỹ thuật vận hành, kỹ thuật nung sấy Ngói cũng như vật tư thiết bị thay thế khi có xảy ra sự cố.

Tiến Mạnh không quá chú trọng vào vấn đề Marketing, chạy Quảng Cáo. Vì đơn giản chỉ cần làm tốt sản phẩm, làm cho khách hàng hài lòng, thì lời khen mà Tiến Mạnh nhận lại từ phía khách hàng chính là lời khẳng định chất lượng mạnh mẽ và có giá trị nhất cho các khách hàng sau này khi tìm đến Tiến Mạnh.

                                                                                                                                                    Vũ Đình Đại

 

Leave A Comment